- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Bé đi đại tiện ra máu, phân cứng có phải táo bón hay là bệnh gì?
Trẻ đại tiện ra máu có thành bệnh trĩ?
TPCN giảm táo bón cho hội chứng ruột kích thích
Trị táo bón tự nhiên không cần dùng thuốc nhuận tràng
Lựa chọn và sử dụng thuốc nhuận tràng trị táo bón đúng cách
Chào bạn,
Tôi xin chia sẻ những lo lắng của bạn khi thấy con gặp các vấn đề bất thường như vậy. Về các triệu chứng của cháu, thường nghĩ đến nứt kẽ hậu môn, bệnh lý này hay liên quan đến triệu chứng táo bón ở trẻ. Sau khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn một lần, nếu phân tiếp tục rắn thì tình trạng đi ngoài ra máu tồn tại dai dẳng, số lượng máu có thể ít hay nhiều, máu đỏ tươi, ra theo phân.
Muốn điều trị nứt kẽ hậu môn, cần phải kết hợp thuốc nhuận tràng, làm mềm phân, thuốc điều trị tại chỗ (thường là các loại kem kháng sinh và giảm viêm) và quan trọng hơn là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Bạn nên cho con ăn nhiều hoa quả (bưởi có tác dụng nhuận tràng rất tốt), nhiều rau và cho trẻ uống nhiều nước, mùa rét trẻ thường ngại uống nước nên cha mẹ cần nhắc nhở, động viên cho trẻ uống nước.
Việc đi ngoài cũng quan trọng, trẻ 2 tuổi bắt đầu đi nhà trẻ, nhà vệ sinh ở trường học có thể không vệ sinh như ở nhà hoặc không giống ở nhà cũng làm trẻ không muốn đi vệ sinh ở trường. Điều này tạo thói quen nhịn đi vệ sinh gây ra táo bón, vì vậy nên tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, có thể những giờ ở nhà để dễ khuyến khích trẻ đi vệ sinh. Bạn và gia đình cũng nên tập cho trẻ có thói quen ngồi bô với 2 chân chạm đất, bởi tư thế ngồi bô cũng là tư thế trẻ có thể tống phân ra ngoài dễ dàng nhất.
Ngoài ra, đại tiện ra máu còn có thể gặp trong một số bệnh lý khác như polyp trực tràng, viêm trực tràng…, để chẩn đoán và điều trị tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến khám ở tuyến chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đầy đủ.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
ThS.BS Đào Văn Tú
Bình luận của bạn